Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng và giám sát thi công xây dựng tại Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC)
1. Phạm vi và đối tượng được áp dụng
Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III cho các cá nhân là hội viên, thành viên của Hiệp hội.
2. Lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng
– Khảo sát xây dựng gồm: Địa hình; Địa chất công trình
– Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình, Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
3. Ký hiệu nơi cấp chứng chỉ: HNT
4. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hội viên Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là cán bộ, nhân viên, hội viên hoặc thành viên của đơn vị là hội viên của Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
b) Hạng III: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp. - Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
5. Chứng chỉ hành nghề Khảo sát xây dựng
- Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm:
a) Khảo sát địa hình;
b) Khảo sát địa chất công trình. - Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 nói trên như sau:
a) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên.
b) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. - Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng:
a) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”.
6. Chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng
- Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm:
a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm:
– Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hoàn thiện;
– Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;
– Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Giám sát công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật
b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
a) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”.
7. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan, có chứng chỉ cũ đối với trường hợp chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc đề nghị cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ cũ đã hết hạn sử dụng;
a. Chứng chỉ cũ đã hết hạn sử dụng.
b. Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.
c.Chứng chỉ cũ bị rách, nát.
d. Chứng chỉ bị thất lạc
8. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CPP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.
d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
e) Kết quả sát hạch trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại.
3.Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;
e) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
f) Các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu
5.Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”.
9. Trình tự, thủ tục sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 76 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;
c) Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.
d) Cá nhân sau khi nộp sồ sơ thường xuyên theo dõi thông tin về tình trạng hồ sơ trên trang thông tin của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam tại địa chỉ vacc.vn hoặc qua hòm thư điện tử cá nhân đã đăng kí để biết thông tin về thời gian, địa điểm tham gia sát hạch.
10. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, Tầng 1 nhà 17T8 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Đường Hoàng Đạo Thúy Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Cá nhân có thể nộp tại các địa điểm Văn phòng đại diện hoặc văn phòng đào tạo của Hiệp hội tại 124A Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).
Khi đến nộp hồ sơ và nhận kết quả, người xin cấp chứng chỉ phải xuất trình chứng minh thư (thẻ căn cước).
11. Chi phí sát hạch
Thực hiện Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính và Quyết định số 970/QĐ-BXD ngày 21/9/2017 của Bộ Xây dựng ban hành Quy định về chi phí sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Ngoài ra Hiệp Hội thu thêm một phần chi phí để phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá hồ sơ và các chi phí khác liên quan. Tổng cộng chi phí sát hạch cấp chứng chỉ là 2.500.000đ/người/chứng chỉ.
Các hồ sơ đã hoàn tất đúng theo quy định trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 05 ngày, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề sẽ thông báo danh sách cá nhân đăng ký tham dự sát hạch và đăng tải trên Website của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam: vacc.vn.
Chi phí sát hạch có thể nộp bằng tiền mặt (tại nơi nộp hồ sơ) hoặc chuyển khoản:
– Tên Tài khoản: Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam
– Số TK: 1200311001268 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch
– Nội dung: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Sau khi đã tham dự thi, lệ phí không được hoàn trả trong mọi trường hợp.
12. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề:
Việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm (Theo quy định của Bộ Xây dựng);
Đề sát hạch bao gồm 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn và 5 câu hỏi về kiến thức pháp luật, thời gian sát hạch tối đa là 30 phút;
Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kiến thức chuyên môn là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm (4/5 câu) và tổng điểm từ 80 điểm (20/25 câu) trở lên mới đạt yêu cầu để cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp cá nhân đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề được miễn sát hạch nội dung về kiến thức chuyên môn. Trường hợp miễn kiến thức chuyên môn, đề thi gồm 10 câu pháp luật, đúng 8/10 câu (32/40 điểm) thì đạt yêu cầu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho việc sát hạch được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây Dựng tại địa chỉ: http://xaydung.gov.vn.
Việc sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được thực hiện thông qua phần mềm sát hạch tại địa chỉ: cchnxaydung.gov.vn (hướng dẫn sử dụng được tích hợp kèm theo phần mềm).
Để biết thêm thông tin, các tổ chức, cá nhân liên hệ số điện thoại: 0975 398 111 (Mr Nguyễn Thế Anh bộ phận sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng) tại Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam.
Bình luận mới